Những khai cuộc thông dụng

Qua các ván cờ trong mục khai cuộc chúng ta đã thấy được phần nào những kiểu khai cuộc thông dụng của bên đi tiên cũng như đi hậu. Song các ván này phần lớn có những sai lầm nghiêm trọng nên dẫn đến kết thúc tương đối nhanh. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ có thể rút ra từ đó nhiều bài học rất bổ ích, đặc biệt là vấn đề ra quân, bố trí thế trận.
Để giúp các bạn mới chơi, học tập có căn bản và hệ thống, chương IV được dành để giới thiệu những kiểu khai cuộc thông dụng hiện nay. Đây chỉ là phần lý thuyết nhưng không phải do một ai tự ý đặt ra mà xuất phát từ thực tiễn các ván đấu giữa các cao thủ được tuyển chọn và đúc kết lại. Như trên đã nêu, mục tiêu lý thuyết khai cuộc hiện đại, đối với bên đi tiên vốn nắm quyền chủ động, phải cố gắng giữ quyền chủ động này lâu dài, tiến lên kiếm lời Tốt hoặc lời quân, lời chất. Đối với bên đi hậu trước hết cần giữ thế cân bằng, tiếp đến lợi dụng sơ hở của đối phương để khai thác giành lại quyền chủ động và phản công. Cần chú ý tư tưởng của những nhà chơi cờ hiện đại thường thiên về tấn công, đối công chứ ít chịu phòng thủ thụ động. Cho nên, dù là chơi theo kiểu khai cuộc gì, các cao thủ vẫn lấy tấn công làm tư tưởng chủ đạo, dùng tấn công thay cho phòng thủ. Trong trường hợp bắt buộc phải phòng thủ thì chọn cách phòng thủ tích cực, luôn tìm cơ hội để phản công, trả đòn. Chính vì vậy mà kiểu chơi hiện đại rất sôi nổi, căng thẳng và đầy sức lôi cuốn, hấp dẫn.
Tuy nhiên, khai cuộc là vấn đề chiến lược, nó rất rộng lớn, phức tạp và không ngừng phát triển theo tư duy của thời đại. Muốn vươn lên trình độ cao cần phải đi sâu nghiên cứu từng chủ đề và từng chuyên cuộc, đặc biệt là phải theo sát bước phát triển của làng cờ hiện nay và trình độ của các danh thủ đầu đàn. Trong phạm vi quyển sách nhỏ này chỉ giới thiệu được những đường nét khai cuộc khái quát mà thôi.
I. THẾ TRẬN PHÁO ĐẦU VỚI CÁC THẾ TRẬN ĐỐI CÔNG
Khi bên đi tiên sử dụng thế trận Pháo đầu để tấn công mà bên đi hậu muốn đánh trả lại ngay thì thường sử dụng các thế trận Thuận Pháo, Nghịch Pháo hoặc Bán đồ Nghịch Pháo. Chúng ta lần lượt xem qua những kiểu tấn công và đối công diễn ra giữa Pháo đầu với các thế trận này.
A. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI THUẬN PHÁO
Đây là kiểu chơi xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành các khai cuộc. Theo các nhà nghiên cứu, từ thế kỷ 12, sau khi người ta sáng tạo, cho mỗi bên hai Pháo, thì Cờ Tướng trở nên sôi nổi, hấp dẫn, đặc biệt là các trận đấu Pháo. Thế nhưng lý thuyết cổ điển đánh giá thấp kiểu chơi của bên đi sau, cho rằng Thuận Pháo không chống nổi Pháo đầu. Ngày nay qua thực tiễn các danh thủ khẳng định Thuận Pháo đủ sức đối công, tranh hoành với Pháo đầu. Tư tưởng chiến lược của cả hai bên là tấn công, phản công chứ không phòng ngự.
 
Sở dĩ gọi Thuận Pháo là vì khi bên đi tiên vào Pháo đầu bên nào thì bên hậu cũng vào Pháo đầu bên đó, hai Pháo vào đầu cùng chiều nhau. Chẳng hạn bên tiên đi 1. P2-5 thì bên hậu đối lại bằng 1...P8-5, còn nếu bên tiên đi 1. P8-5 thì bên hậu đi 1... P2-5 (xem hình). Thường một bên ra Xe thẳng (trực Xa) còn một bên ra Xe hoành (hoành Xa) hay ngược lại. Do đó, để dễ phân biệt người ta chia ra hai loại: Pháo đầu hoành Xe đối Thuận Pháo trực Xe và Pháo đầu trực Xe đối Thuận Pháo hoành Xe. Từ hơn ba thập kỷ gần đây các danh kỳ thay đổi phong cách chơi, vạch nhiều đường hướng rất mới trong thế trận của cả hai bên, do đó người ta còn phân biệt kiểu chơi cổđiển và kiểu chơi hiện đại. Tất cả sự phân biệt này có tính cách qui ước để dễ nghiên cứu mà thôi.
Sau đây chúng ta tìm hiểu cụ thể cách tấn công và đối công giữa Pháo đầu và Thuận Pháo.
1. HOÀNH XE ĐỐI TRỰC XE KIỂU CỔ ĐIỂN

 
 

1. P2-5 P8-5 2. X1.1(a) M8.7(b) 3. X1-6 X9-8(c) 4. M2.3 S6.5(d) 5. X6.7(e) M2.1

Chú giải :
(a) Hoành Xe sớm để chiếm lộ 6. Kiểu chơi mới người ta thường lên M2.3 trước
(b) Mặc dù hai bên đều coi Tốt đầu là mục tiêu, nhưng nếu vội ăn Tốt đầu thì thường mất nước.
(c) Trắng có thể chơi 3...M2.1 tạo thế đối công nếu Đen đi 4. X6.6 P2.2 5. M2.3 S6.5 6. X6/2 B1.1 7. B7.1 P5-4 8. M8.7 T7.5 đối công ∞
(d) Trắng có thể chơi 4... P2-3 5. M8.7 S6.5 6. X9-8 X8-4 7. B3.1 M2.1 8. P8-9 B1.1 9. M3.4 X8-6 ∞
(e) Từ thập niên 60 trở đi các danh thủ hay đi 5. M8.7 P2-3 8. X9-8 X8.6 7. B5.1 M2.1 8. P8.5 P5.3 9. S6.5 P3.4
(f) Trường hợp Trắng chơi 6... P2-4 Đen có hai khả năng đi 7. B9.1 hoặc 7. S6.5 và thường Đen vẫn ưu thế
(g) Trắng có thể đổi lại 12... Ps-4 13. S4.5 P3/2 14. P8.5 P4.1 15. P5-9 X4/1 16. P9.5 B7.1 ∞
(h) Nếu Trắng đi 7... P2-4 8. M8.9 B1.1 9. M9.8, bây giờ Trắng chơi 9... B1.1 10. X9.4 hoặc 9... X1-2 10. X8.1. Cả hai khả năng Trắng đều kém phân.
(i) Nếu Đen đi 13. P8-7 M2.1 14. B7.1 P5-3 15. P7.4 P3.2 16. P7.1 B7.1 17. X8.7 X8-7, Trắng có thế công.
(j) Nếu Trắng chọn phương án 8... B7.1 9. X9-4 hoặc 8... X7-6 9. T3.1 hoặc 8... P2.4 9. X9.2. Cả ba trường hợp Đen đều chủ động.
(k) Đen có thể chơi 9. X6/3 P2-3 10. P8.5, Đen ưu.
(l) Các danh thủ thường đổi lại 6... X8.4 7. M8.9 B1.1 8. X6-8 P2-4 9. M9.8 B1.1 10. X9.4 P4.5 11. P5/1 P4-6 12. P5-7, Đen còn ưu.
(m) Có ý kiến cho rằng Đen nên 7... B3.1 8. X9.1 X1-2 9. P8.2 X8.6 10. P5-8 X2-1 11. B3.1 X8-7 12. T3.5 M1.3 13. X6-7 M3.5 14. X7/3 P4.5 15. X9-3 M5.6 16. X3/1 P4-7 17. X3.2 P5.4 18. S6.5 X7-9, Trắng ưu.
(n) Đen có thể chơi 9. X9.1 X8-4 10. X9-4 P4.1 11. P5-8 X2.5 12. M9.8. Đen ưu.

2. HOÀNH XE ĐỐI TRỰC XE KIỂU HIỆN ĐẠI:
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.4 5. M8.7

 
 
Chú giải :
(a) Kiểu chơi hiện đại Trắng thường nhảy Mã trong tạo thế đối công phức tạp.
(b) Đen còn có các phương án quan trọng khác là 6. P8.2 hoặc 6. B3.1 hoặc 6. X9.1 hoặc 6. B7.1. Tất cả các phương án này đều diễn biến phức tạp cần nghiên cứu kỹ.
(c) Nếu chơi theo kiểu cũ Trắng có thể đi 5... M2.1. Còn một phương án mới phức tạp là 5... B3.1 cũng được các danh thủ thử nghiệm.
(d) Đen cũng có thể chơi 6. X9.1 M2.3 7. B3.1 P2-1 8. X6.5 P5-6 9. X9-4 X1-2 10. B5.1 X8-3 11. P8/1 X3.2 12. X6/4 X3-7 13. P8-5 T7.5 14. Pt.4 M3.5 15. P5.5 X2.4 16. P5/1 X7/1, ∞
(e) Đen có thể chơi 6. P8.2 P2-7 7. P8-3 M2.3 8. X6.4, Đen còn chủ động. Hoặc 6. B3.1 B7.1 7. X6.3 M2.3 8. B7.1 S4.5 9. P5/1 P2-5 10. T7.5 X1-2 11. P8.2 M7.6 12. X6-4 B7.1 13. X4-3 X8-7 14. P5-8 X2-1 15. X9-8 B3.1 16. Ps-3 Ps-7, Đen hơi ưu.
(f) Trắng nêu đi 5... S6.5 hoặc 5... M2.1. Còn đi S4.5 như vậy rất nguy hiểm.

 
3. TRỰC XE ĐỐI HOÀNH XE KIỂU CỔ ĐIỂN
 
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. S4.5(a) X9-4(b)

Chú giải :
(a) Đen cũng thường đi 4. M8.9 để rồi 5. P8-7 đều giữ thế công. Nếu Đen đi ngay 4. X2.6 B3.1 thường đưa đến phương án "Thiên Mã hành không" đối công rất phức tạp.
(b) Trắng có thể đi 4... B3.1 hoặc 4... M2.3 hoặc cũng có thểđi 4... X9-6 đối công có nhiều nước biến căng thẳng.
(c) Nếu Trắng chơi 5... M2.1 hoặc 5... X4.7 cũng không có gì hứa hẹn.
(d) Trường hợp Đen đi 6. B7.1 X4.4 7. X2-3 P5/1 8. X3/2 X4/1 9. M8.7 P5-7 10. X3-6 X4-8 11. B5.1 T3.5, hai bên đối công.
(e) Trắng cũng thường chơi 5... M2.3 6. X2.4 B3.1 7. B7.1 X4.3 8. P5-7 X4.2 9. P8.4 M3.4, hai bên đối công, đen còn chủ động
(f) Trắng có thể chơi 6... X4.5 7. P5-4 X4-3 8. T7.5 M2.1 9. P8/1 P5-3! 10. P8-7 X3-2 11. M7.6 B3.1 12. P4.1 X2/2, Đen hơi ưu.

4. TRỰC XE ĐỐI HOÀNH XE KIỂU HIỆN ĐẠI
 
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4 5. B3.1

 

Chú giải :
(a) Đen còn có các phương án quan trọng thường được các danh thủ sử dụng là 6. X2.6 hoặc 6. S6.5 hoặc 6. P5-4 thường vẫn ưu thế.
(b) Trường hợp Trắng đi 6... X4.4 7. M4.5, còn như 6... X4.7 7. P8.4 hoặc nếu 6... S4.5 7. B7.1. Cả ba trường hợp trên Trắng đều kém phân.
(c) Nếu Trắng đi 6... X1.1 là phương án song hoành Xe còn nếu như 6... P2-1 7. X9-8 X1-2 8. P8.4 X4.6 9. X8.2 X4/3 10. X2.8 B7.1 11. X2-3 M3/5 12. P8.1 T7.9 13. P8-3 X2.7 14. P3-9, Đen ưu.
(d) Đen có thể tấn công bằng 7. M3.4 X4-3 8. M7/5 B3.1 9. M5.3 B3.1 10. X2.8 P2.4 11. X2-3 P5.4 12. S4.5 M3/5 13. M4.6, Đen ưu.
e) Trắng có thể chơi 6... P5/1 7. X2-7 T7.5 8. X7.1 X4.1 9. M7/5 M2.1 10. X7/2 P2-3 11. X7-8 M1.3
12. X8.2 M3.5 13. M3.4, Đen hơi ưu.
(f) Trắng cũng thường chơi 5... X4.4 6. P5-4 P2-3 7. T7.5 X4-2 8. X9-8 M2.1 9. B7.1 X2/1 10. M3.4 B7.1 11. B3.1 X2-7 12. X2.6, Đen ưu.

Tải về

Cờ tướng cờ thế dành cho thiết bị di động

Bình luận

Lên trên cùng